Câu tôm càng xanh thế nào?
Chắc hẳn, các bạn đang hình dung ra cảnh câu tôm là những đầm bãi rộng lớn, mọi người ôm cần cạnh bờ khoai gốc lúa để phục câu. Thưa không, câu tôm Sài Gòn là câu ngay ở trong nhà hoặc các bể xây có mái che lớn như mái bể bơi. Khách có thể ngồi trên ghế xung quanh các bể để thả mồi, vừa nhâm nhi li trà chanh, cà phê, sinh tố… vừa đợi con tôm cắn mồi.
Tại nhiều địa chỉ, bể câu còn được đầu tư xây dựng công phu, hiện đại, sạch sẽ. Bể câu đặt giữa khu nhà hàng.
Và cũng để phục vụ nhu cầu đa dạng của nhiều người, các hồ câu ở Sài Gòn đã được xây dựng theo mọi tiêu chuẩn: từ bình dân đến tiêu chuẩn như khách sạn, nhà hàng sang trọng.
Song tất cả các bể câu đều có điểm chung là được xây bê-tông lát gạch men. Lý do là đặc tính tôm càng xanh khó nuôi hơn cá, và khi câu cũng khó hơn so với câu cá. Bởi nếu câu tôm ở đầm thì sẽ rất lâu cắn mồi vì chúng thường lẩn xuống bùn.
Trong khi câu ở hồ nhân tạo thì lại rất dễ “cắn” mồi, giúp khách câu có niềm hứng thú.
Hướng dẫn kỹ thuật câu tôm
Theo kinh nghiệm của những thợ câu lành nghề thì để liên tục bắt trúng con mồi, “cần thủ” phải đo mực nước sao cho phao nổi và lưỡi câu bằng sát với đáy hồ, sau đó chỉ việc rê lưỡi câu qua lại nhè nhẹ để tôm cắn mồi. Cũng có khi không cần cắn mồi nhưng con tôm vẫn “rồi đời” do bị lưỡi câu móc vào thân. Công đoạn kéo tôm lên cũng tuỳ theo con lớn – nhỏ. Với tôm nhỏ, nên giựt cần câu thật dứt khoát. Tôm càng lớn phải kéo nhè nhẹ, giựt mạnh là xổng như chơi.
Theo các “câu thủ”, miệng con tôm càng xanh nhỏ hơn miệng cá rất nhiều. Tôm cũng thuộc loài giáp xác nên vỏ cứng, chuyên búng ngược nên rất khó dính câu.
Song với tôm nuôi thì khác, chúng lờ khờ như gà công nghiệp và háo ăn nên bạn dễ tóm hơn.
Song cũng không phải là khó. Dù không biết câu thì cứ chừng 9-10 kiểu gì cũng được một “chú”.
Một chút kinh nghiệm từ những “cần thủ” giỏi là khi câu, bạn phải chỉnh phao câu lên cao so với độ sâu của nước hồ là 20-30cm. Muốn đo độ sâu nước hồ, bạn thọc gốc cần câu xuống đáy hồ theo chiều thẳng đứng bởi giống tôm thường ăn ở tầng đáy nên bạn phải chỉnh cho mồi chìm tận đáy và dây câu “chùng” một đoạn thì tôm dạn ăn hơn.
Đây là những địa điểm câu tôm Sài Gòn để bạn tham khảo.
Bạn nên quan sát chăm chú, khi phao câu “nhịp nhịp” (lắc lư nhẹ) và chìm xuống, chờ khoảng 20 giây, hãy kéo nhẹ cần lên, nghe nặng tay thì biết tôm đã dính câu. Tức thì, bạn hạ dây câu xuống lại để “nương” tôm. Giống tôm càng chuyên búng ngược, nên nếu bạn giật dây căng gấp quá, nó sẽ phản xạ thật nhanh, rất dễ sẩy. Sau đó bạn vừa kéo, vừa nương tôm lên bờ. Thời khắc này tôm sẽ dùng dằng, đảo qua đảo lại tạo cảm giác nằng nặng, chao đảo (trì) rất thú vị cho người câu.
Đặt lưỡi ở những chỗ có nhiều khí sục ô xy cũng rất dễ bắt được tôm.
Với những người câu kinh nghiệm hơn, họ có thể rê lưỡi câu đi chậm chậm, nghe nặng tay là họ giật nhẹ, vậy là dính tôm. Thế nên, có người lôi chú tôm lên, lưỡi câu móc vào... đuôi tôm. Thường mồi dùng câu tôm là một đoạn thân con hà, con này tựa như con rết, màu đỏ nhạt, không chứa nọc độc.
Một cần thủ khác cũng chia sẻ: câu tôm khó nhất là lúc kéo lên. Vì cái lưỡi câu tôm không móc vào con tôm như lưỡi câu cá, câu cá có thể nhấp nhấp cho cá nuốt hẳn mồi vào miệng rối giựt xéo thì gần như 70% là bắt cá, còn con tôm thì phải kéo nhẹ nhẹ để con tôm ko nhả mồi ra, chứ thấy dính mà kéo lên là nó búng mất.