Cửa khẩu Tà Lùng Cao Bằng có gì?
Cửa khẩu Tà Lùng thuộc huyện Phục Hòa, nay đã là cửa khẩu quốc tế, sầm uất không kém Tân Thanh (về hàng hóa qua lại, nhưng không có chợ búa như Tân Thanh-Lạng Sơn).
Tuy không có chợ để mua đồ, nhưng ở đây lại có kha khá nhà nghỉ, khách sạn (thực ra cũng chỉ là nhà nghỉ) so với Tân Thanh, như Thái Châu, Minh Sơn... Thậm chí, cái khách sạn Thái Châu còn là casino vùng biên giới, dành cho các đại gia làm ăn buôn bán hàng hóa giữa hai bên cửa khẩu vui chơi mỗi đêm xuống. Tầng 1 có các em nhân viên người TQ sang, tầng 2 thì là các em VN. Dân ở Tà Lùng giàu lắm. Ông Phó Chủ tịch huyện Phục Hòa nói với mình rằng, mức thu nhập bình quân ở Tà Lùng là 15 triệu đồng (không nhớ là tính trên năm, hay tháng).
Từ cửa khẩu Tà Lùng, 1 ngày có 2 chuyến xe đi và về hướng Tà Lùng-Lạng Sơn (còn về thị xã Cao Bằng thì nhiều lắm, xe 24 chỗ cũng có, nhưng nhiều là 16 chỗ). Vì thế, nếu các bạn đi xe khách từ Hà Nội lên Cao Bằng qua Bắc Kạn mà đi Tà Lùng thì có thể bắt xe về đường Lạng Sơn cũng được.
Mà giá ăn uống ở chợ cửa khẩu thì “thét ra lửa”, đắt hơn cả Hà Nội. Giá niêm yết công khai 1 nồi lẩu là 1 triệu đồng/nồi. Các món tàng tàng mà ở Hà Nội tính 100.000-150.000 đồng/đĩa thì ở đây gấp 1,5 lần. Đã vậy, cửu vạn rất đông, ăn uống ồn ào, nhộm nhoạm, tạm bợ. Các nhà hàng lại chật, bẩn.
Phần 2: Ăn đặc sản ở Tà Lùng
Đọc thêm: Kinh nghiệm Du lịch Cao Bằng
Cửa khẩu Tà Lùng thuộc huyện Phục Hòa, nay đã là cửa khẩu quốc tế, sầm uất không kém Tân Thanh (về hàng hóa qua lại, nhưng không có chợ búa như Tân Thanh-Lạng Sơn).
Tuy không có chợ để mua đồ, nhưng ở đây lại có kha khá nhà nghỉ, khách sạn (thực ra cũng chỉ là nhà nghỉ) so với Tân Thanh, như Thái Châu, Minh Sơn... Thậm chí, cái khách sạn Thái Châu còn là casino vùng biên giới, dành cho các đại gia làm ăn buôn bán hàng hóa giữa hai bên cửa khẩu vui chơi mỗi đêm xuống. Tầng 1 có các em nhân viên người TQ sang, tầng 2 thì là các em VN. Dân ở Tà Lùng giàu lắm. Ông Phó Chủ tịch huyện Phục Hòa nói với mình rằng, mức thu nhập bình quân ở Tà Lùng là 15 triệu đồng (không nhớ là tính trên năm, hay tháng).
Từ cửa khẩu Tà Lùng, 1 ngày có 2 chuyến xe đi và về hướng Tà Lùng-Lạng Sơn (còn về thị xã Cao Bằng thì nhiều lắm, xe 24 chỗ cũng có, nhưng nhiều là 16 chỗ). Vì thế, nếu các bạn đi xe khách từ Hà Nội lên Cao Bằng qua Bắc Kạn mà đi Tà Lùng thì có thể bắt xe về đường Lạng Sơn cũng được.
Mà giá ăn uống ở chợ cửa khẩu thì “thét ra lửa”, đắt hơn cả Hà Nội. Giá niêm yết công khai 1 nồi lẩu là 1 triệu đồng/nồi. Các món tàng tàng mà ở Hà Nội tính 100.000-150.000 đồng/đĩa thì ở đây gấp 1,5 lần. Đã vậy, cửu vạn rất đông, ăn uống ồn ào, nhộm nhoạm, tạm bợ. Các nhà hàng lại chật, bẩn.
Phần 2: Ăn đặc sản ở Tà Lùng
Đọc thêm: Kinh nghiệm Du lịch Cao Bằng