Mô tả cung đường Tuy Hòa (Phú Yên) – Nha Trang – Đà Lạt

Tôi thường đặt phòng khách sạn online qua trang web này

Loading...

Mô tả cung đường Tuy Hòa (Phú Yên) – Nha Trang – Đà Lạt

Đây là bài viết của tác giả Châu Đức kể lại hành trình của anh từ Đà Lạt đi Nha Trang và đích đến là Tuy Hòa, Phú Yên – một vùng đất còn ít người biết tới, đẹp và hoang sơ, giá rẻ ngoài sức tưởng tượng cùng con người đậm đà tình nghĩa.

Tất cả những gì Văn Nguyễn thích được thể hiện trong bài review của Châu Đức. Hi vọng bạn sẽ thêm yêu mỗi chuyến đi hơn sau khi đọc:

Mô tả cung đường Tuy Hòa (Phú Yên) – Nha Trang – Đà Lạt
Đường tới Tuy Hòa
1 đêm Đà Lạt

Đà Lạt được biết đến với độ cao khoảng 1.532 mét so với mặt nước biển, là một trong các thành phố cao nguyên, khí hậu mát mẻ. Chiều tối, không khí càng lúc càng lạnh hơn. Sau khi dạo một vòng chợ Đà Lạt để mua vài thứ cần thiết trước khi trở về đồng bằng, mình cũng tranh thủ dạo vòng quanh khu Hòa Bình này một chút. Tòa nhà nổi bật giữa nền trời hoàng hôn với ánh đèn đủ màu.

Đây cũng chính là khu phố đi bộ vào tối thứ 7, Chủ Nhật hàng tuần. Các bác “Giao thông” và “Trật tự” sẽ có trách nhiệm ngăn không cho các loại phương tiện giao thông từ hiện đại như Roll&Royce đến cổ lỗ sĩ như …. máy cày vào khu này. Mình rất thích chụp ảnh hoàng hôn nên cũng tranh thủ chụp lấy khoảng cách này trước khi ông mặt trời “về sớm”. Đêm nay lưu trú ở khách sạn Duy Tân. Còn cái màu trắng là Sài Gòn – Đà Lạt. Khách sạn Duy Tân đã có từ lâu lắm rồi, đã được cải thiện tốt hơn. Không khí thì vẫn vậy. Vẫn lạnh và vẫn …. sợ!

Sáng sớm, sau khi buffet, mình bắt đầu lên xe và rời khỏi Đà Lạt nhưng chẳng phải như thường ngày theo tuyến Đà Lạt – Sài Gòn trên Quốc lộ 20. Mà là Đà Lạt đi Tuy Hòa theo đường đèo Khánh Vĩnh. Và đây là con đèo nối liền hoa và biển (Đà Lạt và Nha Trang)

Rời Đà Lạt đi Nha Trang – Khánh Hòa

Trên đường từ Đà Lạt đi Nha Trang, đầu tiên phải qua con đèo Khánh Vĩnh. Đây là một con đường quanh co, uốn khúc như một con rắn đang trườn mình bên núi với những khúc cua ngoạn mục.

Đèo Khánh Vĩnh có độ cao hơn 1000m. Đến đây thấy có bảng chỉ dẫn 30km/h. Lúc trước có nghe thông báo là dỡ bỏ các biển báo tốc độ dưới 40km/h trở xuống rồi. Nhưng có lẽ vì đây là một trong những con đèo mang nhiều yếu tố nguy hiểm, đòi hỏi lái xe phải cẩn thận, tốc độ hạn chế nên đó cũng chính là lý do cho sự tồn tại của cái bảng này ở đây. Nhưng mình nảy sinh ra một ý tưởng táo sờ bạo, đến đầu đèo, xe dừng lại cho khách xuống. Xe sẽ chạy rỗng xuống chân đèo. Còn khách thì cỡi ngựa xem hoa cho nó lành. Hoặc là hái hoa bắt bướm gì đó dọc đường cũng được. Thấy cũng hợp lý. Vừa an toàn, vừa chậm cho du khách chụp hình.

Đọc thêm Kinh nghiệm Du lịch Đà Nẵng

Đến đây bắt đầu xuất hiện những bụi cỏ lau thật đẹp hai bên đường. Nếu không nói là nơi lý tưởng để các cặp đôi mang ý tưởng táo bạo: CHỤP HÌNH CƯỚI TRÊN ĐÈO.

Kết thúc đèo Khánh Vĩnh dài 33km. Sau khi ngang qua phố biển Nha Trang thì mình đến được khu vực Vạn Giã – Tu Bông. Đây là một trong những cung đường có gió mạnh. Cũng giống như khu vực quạt gió ở Vĩnh Hảo – Tuy Phong – Bình Thuận. Tuy nhiên, gió ở Tuy Phong thường trở mạnh vào những ban trưa khoảng 12 giờ trở đi. Còn ở Tu Bông thì mạnh vào buổi chiều.

Hai bên đồng không mông quạnh, đoạn này có gió từ bên huyện Đông Hòa – Phú Yên ngang qua hẻm núi rồi ra biển nên gió mạnh làm cho các cây lúa ở đây thường bị ngả rạp xuống khi đã trổ bông.

Hết Tu Bông là đến được đèo Cổ Mã. Có nghĩa là cổ ngựa vì nhìn từ trên cao xuống có mạch núi đâm ra biển nhìn giống như cổ và đầu ngựa. Và bãi biển trước mặt là bãi biển Đại Lãnh. Một trong những khu vực đón ánh bình minh đầu tiên của Việt Nam.

Qua đến địa phận Phú Yên. Thông thường, những người Phú Yên – Tuy Hòa xa xứ vào Sài Gòn làm việc, hay đi học như những sinh viên thì trên những chuyến xe về Tuy Hòa ngày Tết. Khi bắt đầu lên đèo Cả là mọi người đều đã bộc lộ rõ những cảm xúc phấn khởi, vui mừng, xúc động, xôn xao khi chỉ còn 30km nữa là gặp lại quê hương.

Mô tả cung đường Tuy Hòa (Phú Yên) – Nha Trang – Đà Lạt
Con đường dưới chân đèo Cả và một ngôi làng đẹp như mơ không cầm lòng được

Xa xa là cua Đá Đen – một trong những khúc cua ngoạn mục nhất trên đèo Cả. Đó cũng chính là nơi mà tảng đá đen nguyên khối lớn nhất Việt Nam ngự trì tạo thành khúc cua này.

Và kia là núi Đá Bia huyền thoại của Phú Yên. Ngàn năm bia đá vẫn đứng sừng sững “như trời trồng”.  Nó cao 706 mét. Và có tên gọi Hán – Việt là Thạch Bi Sơn. Hàng năm, ngày 27 – 3 DL vẫn thường có giải Việt dã chinh phục Đá Bia cũng giống như Tà Kú ở Bình Thuận.

Sau khi đến chân đèo bên Phú Yên thì gặp được một con thoi N11 chuyên chạy Tuy Hòa – Nha Trang. Nhưng hai đứa gặp nhau bất chợt quá, chụp không kịp cái đầu máy GE xanh vàng của bác Mỹ.

Và cuối cùng là một chú tàu hàng đang rong chơi sau khi bị N11 đè qua lúc này. Có lẽ chú tàu hàng này sẽ bị đè dài dài từ đây vô tới ga Sóng Thần. Hì hì. Đến đây cũng là lúc mình làm việc nên tạm ngưng máy và không chụp nữa.

Còn tiếp... 

Đây là bài viết mô tả cung đường Tuy Hòa (Phú Yên) – Nha Trang – Đà Lạt của tác giả Châu Đức (hoangthienexpress.wordpress.com) về một hành trình đi ngược: Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Tuy Hòa. Nếu bạn muốn khám phá một vòng tròn như vậy, hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết thú vị này. 

Thông tin có thể còn sơ khai, thiếu nhiều - mong bạn có review tiếp. 
DMCA.com Protection Status
All Rights Reserved © 2015 Cable News Network. Turner Broadcasting System, Inc.