Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng và thác Bản Giốc của Văn Nguyễn

Tôi thường đặt phòng khách sạn online qua trang web này

Loading...

Chia sẻ tổng hợp toàn bộ kinh nghiệm đi du lịch bụi và Phượt Cao Bằng - thác Bản Dốc của Văn Nguyễn

Các bạn đã đi du lịch, vãn cảnh nhiều nơi trên đất nước Việt Nam mà chưa từng đặt chân tới thác Bản Giốc (Cao Bằng) thì vẫn chưa đủ, chưa đã!

Theo Văn Nguyễn thì những nơi sau bạn nên một lần tới nhé: thác Bản Giốc, mũi Sa Vĩ (Móng Cái-Trà Cổ-Quảng Ninh), mũi Cà Mau, Hà Tiên, dải Trường Sơn, quần đảo Trường Sa…

Đi Cao Bằng như thế nào?

Dù đi du lịch theo nhóm tự túc, đi theo tour hoặc phượt thì Bản Giốc chỉ là đích đến, còn trên hành trình từ Hà Nội lên Bản Giốc, mọi người có thể tham quan rất nhiều điểm (tùy sức mình mà đi điểm nào nhé, mỗi điểm có khi đã mất 1-2 ngày rồi):

Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)

Hồ Ba Bể (Bắc Kạn)

Hang Pắc Pó, suối Lê Nin (Cao Bằng)

Ngoài ra, những điểm mới như hồ Thang Hen (đây là một hồ đẹp trong số 36 hồ nằm ở trên núi của nước ta, bốn mùa xanh ngắt, hồ treo trên núi), động Ngườm Ngao (có nhiều nhũ đá và măng đá với các hình dạng phong phú đa dạng là một trong những địa điểm du lịch chính của tỉnh Cao Bằng).

Động Ngườm Ngao chỉ nằm cách Bản Giốc có 3km thôi các bạn nhé.

Một số điểm cũng không nên bỏ qua như:

Thành Bạch Mã, Nghiêu Sơn Lĩnh, khu di tích Kim Đồng…

Đi chơi thị xã Cao Bằng, đi chợ cửa khẩu Tà Lùng-Trùng Khánh…

Sau đó, có thể vòng về Lạng Sơn chơi (đi theo đường vành đai biên giới, giờ đi khá thuận tiện).

Trên là những điểm mà daisudulich.vn đề xuất, còn trên đường, các bạn có thể dừng chân ngắm cảnh ở rất nhiều nơi, ăn nhiều món ăn đặc sản…

Hướng dẫn đi Cao Bằng và thác Bản Dốc bằng xe máy và xe khách

Nếu đi du lịch = xe khách, các bạn chỉ có thể đến Trùng Khánh, sau đó bắt xe ôm vào Bản Giốc.

Các bạn có thể bắt xe khách chất lượng cao tại bến Mỹ Đình- Hà Nội, ngày 3 chuyến xuất phát buổi tối, giá vé khoảng 190k, lên tới Cao Bằng rồi bắt xe lên Trùng Khánh (65km), sau đó đi xe ôm vào Bản Giốc (20km) hoặc thuê xe máy từ Cao Bằng xuống. Nhưng thuê xe máy tại Cao Bằng rất khó khăn.

Và nếu thuê được ô tô riêng, tổ chức cả nhóm đi thì tốt, các bạn sẽ chia sẻ tiền xăng nên cũng không tốn kém lắm đâu. Dọc đường, có thể dừng lại ngắm cảnh ở bất cứ đâu.

Từ Hà Nội đi Bản Giốc khoảng 370km

Hà Nội-Bản Giốc có 2 tuyến đường:

1. Một là HN - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Trùng Khánh - Bản Giốc.
2. Hai là HN - Lạng Sơn - Đông Khê-Thất Khê (Cao Bằng)- xuyên qua đèo Phục Hòa - Trùng Khánh - Bản Giốc.

Tuyến 1 dài hơn tuyến 2 khoảng 60km nhưng dễ đi hơn. Đoạn Đông Khê-Thất Khê (tuyến 2) là đường vành đai biên giới, trước có khó đi chút nhưng nay xe container, xe tải vẫn chạy được.

Nếu đi xe máy thì nên đi theo tuyến 1 và về tuyến 2, còn ô tô du lịch thì đi và về cùng tuyến 1. Nên đi theo quốc lộ 3 Hà Nội, qua Thái Nguyên, Bắc Kạn rồi đi Cao Bằng.

Để đến thác Bản Giốc, phải đi qua huyện Trùng Khánh. Nếu lên đường từ sáng sớm thì chỉ chiều là có mặt tại Trùng Khánh rồi. Đọc thêm bài: Đi thác Bản Dốc mùa nào đẹp nhất?

Nếu đi phượt thì có thể ngủ tại khu vực nhà dân quanh thác, còn đi du lịch thì tốt nhất các bạn thuê nhà nghỉ ở thị trấn Trùng Khánh. Nhận phòng xong, tranh thủ đi ngắm thác vào buổi chiều, cảnh rất đẹp. Còn thời gian thì đi thăm động Ngườm Ngao rồi trở về nhà nghỉ.

Sau 1 đêm ngủ tại Trùng Khánh, sáng sau, các bạn đi thăm hồ Thang Hen và hang Pắc Bó sau đó, tối về thị xã Cao Bằng thuê khách sạn ngủ. Sáng hôm cuối cùng, ăn thử món bánh tráng ở thị xã Cao Bằng rồi xuôi Hà Nội.

Tuy nhiên, theo Văn Nguyễn thì các bạn nên vòng theo đường vành đai biên giới về Lạng Sơn chơi rồi theo quốc lộ 1A về Hà Nội, cung đường cũng chỉ như nhau mà có thêm một đoạn mới để ngắm cảnh.

Nếu bạn quan tâm tới chỗ ăn ở thì xem tiếp bài về danh sách các nhà nghỉ và khách sạn ở Cao Bằng

Kinh nghiệm đi du lịch Cao Bằng - đi Phượt thác Bản Dốc và các tỉnh miền núi phía Bắc

Mang theo quần áo ấm: thời tiết về đêm ở đây khá lạnh.

Bò húc, café, salonpas, đường Glu, chanh (ngậm miệng): cần tỉnh táo khi đi đường trường vì đây là một cung đường khó đi và khủng, đèo nhỏ hẹp nguy hiểm.

Các loại thuốc y tế, đau bụng, nhức đầu, cảm cúm, dầu gió, thuốc chống côn trùng, kem thoa chống năng …: chưa thích ứng ngay được với khí hậu nơi đây.

Hai đôi giày đế mềm và đôi dép tổ ong: leo trèo nhiều. Mang theo kem thoa chân.

Bếp cồn, lều bạt, đồ ăn khô: nếu muốn thưởng thức đêm vùng cao

Bánh kẹo: mang làm quà cho các em bé trên đường đi.

Đèn pin, quần áo mưa, dao đa năng

Giấy tờ xe, mũ bảo hiểm loại tốt, có kính chắn

Pin, máy sạc, máy ảnh

Sổ tay cá nhân: ghi chép những câu nói cần thiết với người địa phương, địa chỉ các quán ăn, danh lam thắng cảnh cần thăm, ghi chép lịch trình chuyến đi và những điều thú vị đáng nhớ trong chuyến đi (Bút chì và bút bi)…

Link của bài viết cần chia sẻ: Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng và thác Bản Giốc của Văn Nguyễn - http://dulich-wiki.blogspot.com/2015/04/kinh-nghiem-du-lich-cao-bang.html


Nếu bạn muốn kết hợp đi Cao Bằng và Hà Giang thì tham khảo thêm bài về Kinh nghiệm du lịch Hà Giang hoặc Kinh nghiệm đi Phượt Hà Giang

Các bài viết cùng chủ đề:

1. Kinh nghiệm du lịch Hạ Long
2. Kinh nghiệm du lịch Cô Tô
3. Kinh nghiệm du lịch Quan Lạn
4. Kinh nghiệm du lịch Hà Nội
5. Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu Sơn La
DMCA.com Protection Status
All Rights Reserved © 2015 Cable News Network. Turner Broadcasting System, Inc.